Mách bạn kinh nghiệm khi mua laptop cũ bạn nên biết

Mua laptop cũ tiềm ẩn nhiều rủi ro, bài viết này mình sẽ đứng trên phương diện người mua, chia sẻ tới các bạn những mẹo hữu dụng khi tìm mua laptop cũ.

Khoanh vùng đối tượng.
Điều đầu tiên bạn cần xác định chính xác chiếc laptop bạn muốn mua sẽ đáp ưng đúng nhu cấu chính của của bạn. Có người mua vì giá rẻ, có người làm văn phòng, học tập với tác vụ nhẹ nhàng, có người cần hiệu năng cao để chơi game, có người mua chỉ vì đẹp. Chung quy lại phải định hướng rõ ràng sản phẩm sẽ “về chung một nhà” có phù hợp không trước khi quá muộn, vì hàng qua tay sẽ không có chính sách đổi trả.
Tiếp theo bạn cần tìm cho mình một đầu mối giao dịch có thể tin tưởng được ( địa điểm bán laptop cũ uy tín, mối quan hệ tốt) để phần nào đảm bảo cho thương vụ của bạn ít rủi ro nhất có thể. Đừng quên thỏa thuận với đối tác những quyền hạn đôi bên khi phát sinh lỗi.


Sau khi xác định được đối tượng và có một cơ sở mua bán an tâm, chúng ta đến với quá trình kiểm tra.
Kiểm tra laptop
1. Kiểm tra tổng thể laptop cũ
Trước khi đi sâu vào cấu hình máy thì bạn cần xem xét ngoại hình máy để có đánh giá sơ bộ về chiếc laptop cũ định mua. Bề ngoài máy cho bạn biết người chủ cũ có giữ gìn máy cẩn thận hay không. Quan sát các góc cạnh sẽ giúp bạn biết máy có bị va đập hay rơi vỡ không. Hãy chú ý thật kĩ các góc máy và khu vực bản lề, đó là những vị trí quan trọng mà thường bị bỏ qua.
Trước khi kiểm tra màn hình laptop cũ bạn nên lau sạch màn hình để xem có vết xước nào không. Với những laptop cũ thì xước mờ có thể bỏ qua nhưng với xước quá lớn thì bạn nên cân nhắc trước khi mua. Tiếp đến là kiểm tra màn hình có bị điểm chết hay không. Bạn có thể download phần mềm kiểm tra điểm chết màn hình phần mềm Dead pixel tester tại đây.
2. Kiểm tra màn hình laptop
Việc nâng cấp phần cứng hiện nay khá đơn giản và chi phí thấp nên bạn không cần quan tâm quá nhiều về việc RAM hay ổ cứng không tốn quá nhiều chi phí nên bạn không cần quá lo lắng nếu máy đã bung tem. Còn nếu bạn không rành về kỹ thuật thì tốt nhất nên chọn những laptop cũ còn tem của các hãng bảo hành và phân phối có uy tín. Bạn cũng có thể nhờ người biết sâu về máy tính xem máy giúp nếu sợ mua phải hàng giả hoặc kém chất lượng.


Hướng dẫn sử dụng phần mềm: Chạy cài đặt phần mềm như bình thường sau đó mở phần mềm lên và cho màn hình tự động chuyển đổi màu. Lúc này bạn cần giữ chuột và di chuyển menu quản lý phần mềm xoay quanh để tránh điểm chết bị che bởi phần mềm. Bạn hãy lưu ý các đường kẻ ở sát cạnh màn hình là rất khó nhìn ra.
3. Kiểm tra loa laptop cũ
Đây là công việc khá đơn giản tuy nhiên bạn cũng cần kiểm tra nếu không muốn khả năng nghe nhạc của máy bị ảnh hưởng. Bạn hãy chọn những bài hát có có bass to hoặc beat để kiểm tra, trong lúc mở bạn chú ý xem loa bên trái và phải có chất lượng âm thanh đồng đều không.
4. Kiểm tra ổ đĩa quang
Với một số người thì ổ đĩa quang không cần thiết tuy nhiên nếu chiếc laptop cũ mà bạn định mua có ổ đĩa quang thì bạn cũng nên kiểm tra để chắc chắn nó còn hoạt động tốt. Hãy mang theo một vài đĩa CD hoặc DVD để kiểm tra tốc độ đọc và ghi của ổ đĩa quang. Có nhiều trường hợp máy bị lỗi chỉ đọc được đĩa CD mà không đọc được DVD và ngược lại.
5. Kiểm tra bàn phím Laptop
Đây là phần khá quan trọng mà nhiều người còn thiếu trình độ để kiểm tra. Ngoài các phím ký tự của bảng chữ cái thì các phím chức năng như F1-F12 hoặc home, end, delete…có thể bị liệt hoặc không nhạy. Để kiểm tra bàn phím còn hoạt động tốt nhất bạn nên dùng phần mềm Keyboard Test (Download Keyboard Test) để kiểm tra bàn phím. Phần miền sẽ hiện ra một cái bàn phím ảo trên màn hình. Bạn hãy bấm thử lần lượt từng phím một, nếu trên bàn phím ảo hiện lên màu xanh tức là phím đó vẫn hoạt động, màu đỏ là nút bị hỏng hoặc không nhạy.


6. Kiểm tra chuột cảm ứng (Touchpad)
Hãy dùng thử chuột touchpad hoặc trackpoint có hoạt động tốt không, trong lúc di chuyển có chạy hoặc bị rung không. Nếu chuột có vấn đề hãy khoan kết luận chuột hỏng mà kiểm tra thiết lập chuột tại control panel để chắc chắn bạn cài đặt đúng.


7. Kiểm tra pin Laptop
Pin laptop cũng là yếu tố khá quan trọng nếu bạn không muốn phải lun dùng sạc ở mọi nơi. Phần này thì bạn sẽ được trợ giúp đắc lực bởi phần mềm Battery Mon (Download tại đây). Bật phần mềm lên, chọn info / battery information. Có 2 thông số cần chú ý là Design Capacity và Full Charge Capacity. Design capacity là dung lượng pin khi mới xuất xưởng, full charge capacity là dung lượng hiện tại còn lại khi sạc đầy. Ví dụ 1 quả pin có design capacity là 4200mAh, còn full charge capacity là 3400mAh thì quả pin đó còn 80% dung lượng gốc. Full charge capacity càng cao càng tốt, thấp nhất tầm 60% là chấp nhận được đối với Laptop cũ.
8.Kiểm tra ổ cứng Laptop
Ổ cứng là phần khá quan trọng đối với một chiếc laptop dù cũ hay mới, nó quyết định nhiều thứ trong việc sử dụng của laptop. So sánh ổ cứng SSD và sánh thì SSD luôn nổi trội và khó hỏng tuy nhiên bạn cũng cần kiểm tra để chắc chắn. Kiểm tra ổ cứng bằng phần mềm mHDD có trong bộ đĩa Hiren Boot CD là tốt nhất nếu như bạn có kĩ thuật. Nếu không, bạn có thể dùng phần mềm Hardisk Sentinel (Download tại đây) cũng cho kết quả đúng đến 80%. Đơn giản là cài và bật phần mềm lên, nếu ở mục Health báo Excellent hoặc Good là ổ cứng còn tốt, nếu có cảnh báo Fail hoặc Critical tức là ổ cứng đã bị lỗi hoặc hỏng.
9. Kiểm tra Webcam
Đây là điều đơn giản nhưng nhiều người lại hay quên, hoặc không biết làm sao kiểm tra. Nếu bạn dùng skype hoặc facebook, yahoo để mở webcam và kiểm tra.
10.Kiểm tra các cổng kết nối
Cổng kết nối là nơi nhiều người ít kiểm tra nhất. Nhưng chỉ cần vài thao tác đơn giản là bạn có thể kiểm tra bằng cách cắm thử cổng USB, cổng mạng….xem tất cả các cổng kết nối có hoạt động hay không


11. Kiểm tra Wifi
Để kiếm tra wifi bạn cần ngồi ở 1 quán có wifi tốt để kiểm tra tình trạng bắt sóng của card wifi có tốt không. Bạn có thể so sánh khả năng kết nối với những máy khác xung quanh hoặc có thể là smartphone để đánh giá.


12. Kiểm tra cấu hình Laptop
Với cấu hình laptop tuy ít khi sai lệch tuy nhiên tránh bị tiền mất tật mạng thì bạn nên kiểm tra qua Run command bằng  cách nhấn Windows + R rồi gõ dxdiag vào ô tìm kiếm để mở hộp thoại cấu hình máy.


Hi vọng các mẹo trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn!

Bình luận

0 Nhận xét